Quy trình bảo dưỡng hệ thống pccc

Tiến hành quy trình bảo dưỡng hệ thống pccc an toàn, đạt chuẩn phải tốn rất nhiều nhân lực, thời gian và chi phí. Xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ chi tiết về quy trình bảo trì hệ thống PCCC.

Đối với hệ thống báo cháy tự động

Thông tư số 17/2021/TT-BCA có quy định: Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất mỗi năm hai lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống. Cũng theo TCVN 3890-2009 về phương tiện PCCC cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng cũng nêu rất rõ “việc bảo dưỡng định kỳ hệ thống báo cháy tự động được thực hiện tuỳ theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo quy định của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống. Việc bảo dưỡng phải bao gồm kiểm tra tổng thể sự hoạt động của tất cả thiết bị của hệ thống”

II. Quy trình bảo trì hệ thống pccc

1. Kiểm tra hệ thống máy bơm PCCC

Kiểm tra tình trạng hoạt động của Máy bơm điện + máy bơm bù áp, tủ điều khiển, đèn báo, đồng hồ volt, ampe, CB tổng + CB điều khiển máy bơm, Rơle trung gian + De

2. Kiểm tra các đường ống cứu hỏa chính dẫn lên các tầng

các van khóa đường ống dẫn nước, đồng hồ đo áp lực nước, các vòi phun nước cứu hỏalay timer, điện áp AC vào và nguồn DC

3. Kiểm tra hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler

Kiểm tra chức năng và vệ sinh đầu sprinkler, Vận hành hai Valve phía sau hai nhà kho để test, thay nước mới trong hệ thống, Kiểm tra chuông báo động của trạm bơm

4. Kiểm tra hệ thống chữa cháy vách tường

Kiểm tra các cuộn vòi, Kiểm tra bằng mắt tất cả các cuộn vòi, Căng, trải vòi phun, thử độ kín vòi, tháo xã vòi phun, phơi và đặt vào tủ, kiểm tra thao tác đấu nối, độ kín của Van, thay ron nếu cần.

5. Kiểm tra hệ thống trụ nước ngoài trời

Kiểm tra tất cả các trụ nước, xả thử nước không áp, loại bỏ nước trong ống, bơm lại nước mới.

6. Kiểm tra các valve khống chế

Đóng mở các van ở các hố van, tra dầu nhớt từng van, thay ron nếu cần.

7. Kiểm tra bình chữa cháy cầm tay, quả cầu chữa cháy

Kiểm tra đồng hồ áp suất bình/ quả cầu, kiểm tra và niêm phong chì.

III. Kiểm tra hệ thống phòng cháy, báo cháy:

1. Kiểm tra tủ trung tâm điều khiển: kiểm tra đèn báo lỗi trong tủ điều khiển, màn hình bàn phím phụ không ko còn và tất cả các đèn đang vào vị trí hoạt động ổn định.

2. Kiểm tra nguồn AC: Cắt nguồn điện xoay chiều cấp nguồn, kết nối nguồn AC lại cho tủ điều khiển

3. Kiểm tra Ắc quy: Đo kiểm tra công suất ắc quy có đủ điện cung cấp nguồn khi cúp điện hay không.

4. Kiểm tra đèn báo: Kiểm tra trạng thái đèn báo của các Zone trên tủ, màn hình bàn phím phụ

5. Kiểm tra hệ thống báo khẩn: Kiểm tra đầu cảm biến (beam, khói, nhiệt) nút nhấn khẩn, chuông (còi) báo cháy,

6. Kiểm tra thiết bị cảm biến khói: sử dụng thiết bị tạo khói để thử cảm biến khói, thay mới khi hư hỏng

7. Kiểm tra thiết bị cảm biến nhiệt: sử dụng thiết bị tạo nhiệt hơ đầu cảm biến nhiệt để thử, thay thế khi hư hỏng hoặc thiết bị hoạt động không bình thường

8. Khi kiểm tra phải thử toàn bộ các đầu báo, bàn phím phụ, chuông(còi), tủ trung tâm. Mở nắp của các đầu báo để lau chùi, vệ sinh sạch bụi các cảm biến, thay mới khi hư hỏng

9. Kiểm tra các đèn led trên cảm biến nhấp nháy bình thường

Mong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc quy trình bảo trì hệ thống pccc. Nếu bạn có thắc mắc hay muốn mua thiết bị pccc. Bạn hãy liên hệ ngay với bên em để được tư vấn chi tiết nhất qua số hotline: 091.929.7766 để được tư vấn chi tiết nhất.

0コメント

  • 1000 / 1000